Top Ten
  • Làm đẹp
  • Review
  • Phụ nữ
  • Sức khỏe
  • Hỏi đáp
  • Chia sẻ
No Result
View All Result
Top Ten
No Result
View All Result

Trang chủ / Hỏi đáp / Bạch cầu cao có nguy hiểm không?

Bạch cầu cao có nguy hiểm không?

Nội dung

  1. Bạch cầu tăng cao là bệnh gì?
  2. Nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao
  3. Dấu hiệu bạn đã bị mắc chứng bạch cầu cao
  4. Cách chăm sóc và điều trị khi mắc chứng bạch cầu cao
    1. Cách chăm sóc
    2. Điều trị y tế

Nhiều người rất lo lắng sau khi được xét nghiệm máu và được chẩn đoán là số lượng bạch cầu cao. Vì sao số lượng bạch cầu lại cao lên? Bạch cầu cao có nguy hiểm không? Bạch cầu cao có phải là bệnh máu trắng hay không và nên chăm sóc như thế nào?

Bạch cầu tăng cao là bệnh gì?

Bạch cầu là một thành phần rất quan trọng trong máu của con người. Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng, kể cả nhiễm ký sinh trùng. Vậy, bạch cầu cao có nguy hiểm không?

Bạch cầu tăng cao là một hiện tượng trong đó số lượng tế bào bạch cầu tăng cao so với mức bình thường. Hiện tượng này là phổ biến, hay xảy ra khi bị nhiễm trùng và số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường khi cơ thể hết bị viêm nhiễm.

vicare.vn-bach-cau-cao-co-nguy-hiem-khong-body-1

Thông thường bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml – 8.000/ml. Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao.

Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta phải nghĩ đến một bệnh khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Trường hợp xấu hơn là sự gia tăng bạch cầu quá mức cần thiết và kéo dài. Mặc dù tăng lên nhiều, nhưng những tế bào bạch cầu này không giúp cơ thể chống lại kể cả những sự nhiễm trùng bình thường.

Chúng tích tụ gây cản trở lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khoẻ mạnh.

Theo các chuyên gia về máu, nguyên nhân gây tăng bạch cầu là do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan…

Hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính… Về lâu dài, hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu (máu trắng).

Nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao

Bạch cầu là một tế bào máu giúp chống lại sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn, vi rút hay nấm gây hại. Nói cách khác, bạch cầu có chức năng miễn dịch tuyệt đối và tạo sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên,có rất nhiều yếu tố vô cùng đơn giản lại làm gia tăng số lượng bạch cầu trong máu, và dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Do nhiễm trùng: Đây là nguyên chính của hiện tượng này. Cơ thể bị nhiễm trùng và đột ngột gia tăng việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn đã từng có người bị mắc bệnh bạch cầu tăng cao thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh cũng cao hơn so với người thường.
  • Rối loạn di truyền: Điển hình như hội chứng Down, hội chứng bloom, Fanconi, hội chứng Wiskott Aldrich…
  • Những yếu tố gia tăng nguy cơ phát triển bệnh như sử dụng thuốc lá, ở trong môi trường bức xạ, tiếp xúc với nhiều hóa chất (thuốc trừ sâu, benzen,…)
  • Điều trị ung thư: Đây là yếu tố thường xuyên gây nên bệnh bạch cầu tăng cao. Khi điều trị ung thư, một số loại hóa trị và xạ trị làm cho lượng bạch cầu tăng lên đột ngột.
  • Trường hợp hiếm gặp: Có thể là do bệnh tủy xương và bệnh tự miễn dịch.

Dấu hiệu bạn đã bị mắc chứng bạch cầu cao

Tùy vào mức độ và nguyên nhân mà người bệnh sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng như:

  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân và đi kèm với những cảm giác khó chịu, căng thẳng… hoặc cảm giác chung của việc không khỏe.
  • Người bệnh bị sốt vặt không rõ nguyên nhân và đi kèm với sự nhiễm trùng có trên cơ thể.
  • Có hiện tượng khó thở, yếu cơ, vết thương khó lành và hay có vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể mặc dù không bị va đập.
  • Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Cách xác định chuẩn xác nhất xem bạn có bị bạch cầu cao hay không là đi xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm sẽ loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như bạch cầu cấp, ung thư máu…

vicare.vn-bach-cau-cao-co-nguy-hiem-khong-body-3

Cách chăm sóc và điều trị khi mắc chứng bạch cầu cao

Cách chăm sóc và điều trị chứng bạch cầu cao là điều cần thiết nếu bạn không muốn xảy ra những biến chứng nặng nề hơn của bệnh.

Cách chăm sóc

  • Trước tiên, bạn cần được xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân. Điều này phải có sự tham gia của bác sĩ.
  • Nếu do viêm nhiễm, bạn cần tập trung vào bộ phận bị nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh để giúp chống nhiễm trùng. Số lượng bạch cầu sẽ tự hạ xuống khi hết viêm nhiễm.
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống như sắt và vitamin B-9 hoặc B-12 nếu bạn có nguy cơ bị thiếu máu.

Điều trị y tế

Trong những trường hợp đặc biệt (phát triển thành bệnh), bạn cần được điều trị trong bệnh viện. Tùy vào nguyên nhân, giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn sẽ sử dụng những phương pháp sau:

  • Truyền máu.
  • Phẫu thuật cấy ghép tủy xương.

Tóm lại, khi thấy có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để biết có phải bạn bị bạch cầu cao hay không. Bạch cầu cao có nguy hiểm không?

Chắc chắn giờ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi này rồi. Tùy vào số lượng bạch cầu, mức độ giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe mà bạn sẽ có cách chăm sóc và điều trị riêng.

Rate this post
ShareTweetShare
Azack

Azack

Tôi là Azack quản trị website này. Theo dõi tôi qua các chuyên mục làm đẹp, review mỹ phẩm, hỏi đáp, chia sẻ, sức khỏe, phụ nữ

Related Posts

Bằng tiếng anh b1 tương đương ielts bao nhiêu
Hỏi đáp

Bằng tiếng anh b1 tương đương ielts bao nhiêu

Rất Hay: Các Môn Tự Nhiên? Khối Tự Nhiên Gồm Những Ngành Nào?
Hỏi đáp

Rất Hay: Các Môn Tự Nhiên? Khối Tự Nhiên Gồm Những Ngành Nào?

[SỰ THẬT] Amway Bán Hàng Đa Cấp Lừa Đảo? Có Nên Mua Hàng Tại Amway Không?
Hỏi đáp

[SỰ THẬT] Amway Bán Hàng Đa Cấp Lừa Đảo? Có Nên Mua Hàng Tại Amway Không?

Hỏi đáp

Đáp Án Trường Học Heo Đất Hôm Nay

Phong cách ngôn ngữ là gì?
Hỏi đáp

Phong cách ngôn ngữ là gì?

Dân số Hà Nội 2022: Thành phố Hà Nội có bao nhiêu triệu dân?
Hỏi đáp

Dân số Hà Nội 2022: Thành phố Hà Nội có bao nhiêu triệu dân?

Tiểu sử Vinh Trần “Anh Thám Tử” màn ảnh nhỏ của Việt Nam
Hỏi đáp

Tiểu sử Vinh Trần “Anh Thám Tử” màn ảnh nhỏ của Việt Nam

Năm nhuận có bao nhiêu ngày, năm không nhuận có bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp

Năm nhuận có bao nhiêu ngày, năm không nhuận có bao nhiêu ngày?

Please login to join discussion
Top Ten

Top ten: Top 10 cách làm đẹp, review mỹ phẩm, phụ nữ, hỏi đáp, chia sẻ. Đây là website chuyên về lĩnh vực đánh giá, thông tin cần thiết dành cho phái đẹp.

Bài Viết Mới Nhất

Mất chứng minh làm sao đi máy bay

Thuốc Centrum Kids có tốt không? Giá, thành phần và cách sử dụng hiệu quả

Rất Hay: Sinh ngày 24/2 là cung gì

DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 Topten. Thiết kế và SEO bởi QuangTruong

No Result
View All Result
  • Làm đẹp
  • Review
  • Phụ nữ
  • Sức khỏe
  • Hỏi đáp
  • Chia sẻ

© 2019 Topten. Thiết kế và SEO bởi QuangTruong